Servo motor là gì? Cấu tạo servo motor

Tìm hiểu servo motor là gì và công dụng của servo motor trong kỹ thuật điều khiển

Mời bạn tham khảo video sau:

Xem thêm: 1kw bằng bao nhiêu w

Xem thêm: cách tính công suất tiêu thụ điện ( kwh )

Xem thêm: Kw là gì

Xem thêm: Mw là gì

Xem thêm: Solar panel là gì

Các thiết bị điện hiện nay được sử dụng khá phổ biến và xuất hiện ở hầu hết các gia đình, công ty, xí nghiệp và mang đến rất nhiều lợi ích đa dạng cho người sử dụng.

Thông thường khi đi lựa chọn mua các thiết bị đó, chúng ta chỉ chú ý vào kiểu dáng, công dụng, kích thước, màu sắc, các thông số,… để xem chúng có phù hợp với công trình của mình hay không.

Tuy nhiên, chúng ta còn nên tìm hiểu về các bộ phận bên trong cấu thành nên nó để có thêm sự hiểu biết về các thiết bị điện nói chung. Tất cả các thiết bị điện đều không thể hoạt động được nếu thiếu motor. 

Motor thường được gọi với cái tên quen thuộc là mô tơ, song không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa và vai trò của nó đối với sản phẩm điện.

 Mọi thiết bị điện mà chúng ta sử dụng hiện nay đều hoạt động nhờ có sự tồn tại của motor.

Có thể nói, motor là trái tim, là xương sống của mọi thiết bị điện, từ những sản phẩm có công suất, kích thước nhỏ như lò vi sóng, lò nướng,… đến các thiết bị có công suất vừa và lớn như tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, bình nóng lạnh hoặc thang máy, động cơ xe oto, xe máy, tàu hỏa,…

Vậy trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu servo motor là gì và công dụng của servo motor, cũng như ưu và nhược điểm của loại động cơ này.

Servo motor là gì
Servo motor là gì

Cấu tạo và cách hoạt động của servo motor

Servo motor là 1 dạng motor và nó cũng có cấu tạo gồm 2 bộ phận như 1 motor cơ bản : đó là gồm phần tĩnh ( stato ) và phần quay ( rotor ) .

Trong servo motor, phần tĩnh stato được cuốn chặt bởi những cuộc dây riêng biệt với nhau và mỗi nguồn sẽ được cấp một nguồn nhất định theo một trình tự cho trước để tác động vào rotor.

Rotor chịu sự tác động của stato sẽ quay. Ưu điểm của loại servo motor này là motor hoạt động dựa vào encoder và là loại động cơ vòng kín, khép kín, do vậy rotor có khả năng chính xác cao, hạn chế sai lệch một cách tối đa.

Động cơ servo thường được sử dụng trong các hệ thống điện công nghiệp và ứng dụng động cơ motor một chiều không chổi than.

Do có cấu tạo là một loại động cơ vòng kín, servo motor sẽ hạn chế được các sai lệch và nếu phát hiện sự sai lệch, động cơ sẽ tự động thực hiện quá trình kiểm tra, dò tìm và khắc phục lỗi sai : cơ cấu hồi tiếp của động cơ có chức năng tiếp nhận và kiểm tra vận tốc và vị trí liệu đã chính xác hay chưa, sau đó phát tín hiệu tới mạch điều khiển để thực hiện việc điều chỉnh.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại motor với những đặc điểm khác nhau như step motor hay còn gọi là động cơ bước, servo motor, induction motor hay còn gọi là động cơ cảm ứng, brushless motor hay còn gọi là động cơ một chiều không chổi than hoặc motor giảm tốc.

Trong đó servo motor là loại động cơ được đánh giá cao nhất và là bước tiến phát triển đặc biệt của ngành kĩ thuật điện mà chúng ta nên tìm hiểu kĩ càng.

Ưu điểm và nhược điểm của servo motor       

 Khi sử dụng động cơ servo, chúng ta sẽ giảm được số điểm cực hơn so với các động cơ bước thông thường. Nếu như động cơ bước có tới gần 100 điểm cực thì servo motor chỉ rút ngắn số lượng điểm cực chưa tới 12 điểm.

Ngoài ra, động cơ servo có khả năng điều chỉnh sai lệch nhanh chóng và xác định vị trí và số đo vận tốc chính xác hơn các loại motor khác.

Các thiết bị điện được nghiên cứu và lắp ráp một cách tiên tiến để có thể thích ứng được với các trường hợp đặc biệt như dòng điện quá tải, nhu cầu sử dụng cao,…

Do vậy, servo motor là một động cơ được sản xuất và tối ưu với những ưu điểm vượt trội.

Không giống các motor khác, động cơ servo có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của một số thiết bị khi cần tăng tốc và hoạt động tối đa công suất. Đây chính là một trong những sự cải tiến rõ rệt của động cơ điện hiện nay.

Động cơ servo có thể mang lại tuổi thọ sử dụng lâu bền và không bị hao mòn bởi lực ma sát.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì động cơ servo cũng có một số nhược điểm nhỏ như là khó khăn trong việc vận hành, khi xử lý cũng khá phức tạp hơn so với các động cơ khác.

Do vậy khi lựa chọn động cơ cho các thiết bị, bạn nên lưu ý tìm hiểu kĩ lưỡng từng loại động cơ cũng như ưu, nhược điểm của chúng.

Trong quá trình sử dụng, để các động cơ servo có thể hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ, bạn cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng hoạt động của chúng để có những phương pháp sửa chữa, điều chỉnh hoặc thay thế phù hợp.

Một thiết bị điện có hoạt động tốt hay trơn tru được hay không phụ thuộc phần lớn vào động cơ của nó có hoạt động hiệu quả và nhạy bén hay không. Vì vậy, cần có sự am hiểu và lựa chọn kĩ càng khi chọn động cơ motor.

Trên đây là những thông tin về servo motor là gì

Xem thêm: thiết bị điện Viki

Trân trọng cảm ơn.

Bài viết liên quan
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger